Home » Posts tagged 'Sketchpad' (Page 3)
Tag Archives: Sketchpad
Dạy học Tính chất của Hyperbol
Trong hoạt động này, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết các tính chất đặc trưng của Hyperbol theo các bước sau:
– Bước 1: Yêu cầu học sinh nhắc lại phương trình chính tắc của hyperbol.
– Bước 2: Phát phiếu học tập 1, nêu yêu cầu của hoạt động 1.
– Bước 3: Dành 5 phút cho học sinh làm phiếu học tập, sau đó giáo viên trình chiếu tệp gsp, cho học sinh nhận xét kết quả.
(more…)Một bài tập về phép biến hình trên Sketchpad
Trong hoạt động này, học sinh dưới sự chỉ dẫn của giáo viên và sự hỗ trợ của phần mềm GSP sẽ được làm bài tập 1 trang 221 SBT hình học 11 nâng cao. Qua bài tập này, học sinh sẽ có cơ hội nắm nội dung kiến thức về phép biến hình. Hoạt động kết thúc sau khi học sinh đã hiểu và làm được bài toán.
(more…)Ứng dụng phép vị tự để tìm quỹ tích
Bài toán: Cho một đường tròn và hai đường kính AA’ và BB’ vuông góc nhau. Một điểm M chuyển động trên BB’, M’ là hình chiếu của M trên tiếp tuyến tại A với đường tròn, P là giao điểm của A’M’ với AM. Tìm quỹ tích của điểm P.
(more…)Sử dụng Sketchpad để dạy học dựng thiết diện song song của hình chóp
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là một tứ giác lồi. Gọi M là điểm di động trên AC. Xác định thiết diện của hình chóp cắt bởi mặt phẳng (P) đi qua M, song song với AB, SC. Khi M di động trên cạnh AB thì thiết diện thay đổi như thế nào?
(more…)Sử dụng Sketchpad dạy học Định lý Sin trong tam giác
Sử dụng phần mềm GSP trong dạy học định lý Sin trong tam giác, giúp hoạt động dạy và hoạt động học hiệu quả hơn, giờ học tích cực hơn. giúp các em học sinh hiểu sâu hơn về sự hình thành định lý Sin và biết ứng dụng trong giải các dạng bài tập trong tam giác như: tính độ dài 1 cạnh còn lại khi biết độ dài 2 cạnh kia và góc không xen giữa.
(more…)Dạy học Định lý Cosin trong tam giác
Trong hoạt động này giáo viên sẽ thực hiện cắt, ghép hình để hình thành định lí cosin trong tam giác.
(more…)Tính chất của hàm số liên tục
Mục đích hoạt động:
Sử dụng phần mềm GSP để giới thiệu tính chất (định lý giá trị trung gian) của hàm số liên tục.
Ý tưởng xây dựng :
- Nhắc lại hàm số liên tục thông qua hình ảnh chú ếch nhảy.
- Vẽ đồ thị hàm số f(x) trên đoạn [a, b], một đường thẳng y = M chạy dọc từ f(a) đến f(b) từ đó yêu cầu học sinh quan sát và lần lượt trả lời các câu hỏi để dẫn dắt đến nội dung định lý.
- Giới thiệu định lý giá trị trung gian và ý nghĩa hình học của định lý.
Tính chất 3 đường trung trực của tam giác và ứng dụng
Bài tập 1. Cho tam giác ABC cân tại đỉnh A, trung trực của cạnh AC cắt CB tại điểm D ( Cạnh đáy bé nhất ) trên tia đối tia AD lấy E sao cho AE = BD Chứng minh tam giác DCE cân.
Bài tập 2. Cho tam giác đều ABC. Gọi D và E là hai điểm lần lượt trên hai cạnh AB và AC sao cho BD = AE. Chứng minh rằng các đường trung trực của đoạn DE luôn đi qua một điểm cố định khi D và E di chuyển trên các cạnh của AB và AC.
(more…)Sử dụng Sketchpad để dạy học khái niệm Parabol
Trong toán học Parabol là một đường conic được tạo bởi giao của một hình nón và một mặt phẳng song song với đường sinh của hình đó. Một Parabol cũng được định nghĩa như một tập hợp các điểm trên mặt phẳng cách đều một điểm cho trước (tiêu điểm) và một đường thẳng cho trước (đường chuẩn).
(more…)Diện tích hình trụ, thể tích khối trụ với Sketchpad
Khi quay hình chữ nhật ABCD một vòng quanh cạnh CD cố định, ta được một hình trụ. Khi đó:
- DA và CB quét nên hai đáy của hình trụ là hai hình tròn bằng nhau nằm trong hai mặt song song có tâm D và C.
- Cạnh AB quét nên mặt xung quanh của hình trụ, mỗi vị trí của AB được gọi là đường sinh. Chẳng hạn EF là một đường sinh.