Home » Posts tagged 'Phép biến hình'
Tag Archives: Phép biến hình
Tính chất của phép vị tự
Một phép vị tự thực hiện được nếu xác định được tâm và tỉ số vị tự. Dựa vào điều này, ta tiến hành phép vị tự một số đối tượng bằng 2 cách: tỉ số vị tự có thể do bạn nhập vào hộp hội thọai, hoặc bạn đánh dấu từ một tỉ số giữa hai đọan thẳng nào đó trong mặt phẳng.
(more…)Ứng dụng phần mềm Cabri Geometry II Plus trong dạy học các bài toán về phép biến hình ở Hình học lớp 11
Cabri II là phần mềm vẽ hình học động hoàn toàn tương tự như các phần mềm GeoGebra hay Geometer’s Sketchpad. Cabri II đã được nâng cấp thànhCabri II Plus với rất nhiều tính năng mạnh hơn hẳn phiên bản cũ. Cabri II Plus đã lôi cuốn được nhiều người sử dụng bởi nó có một giao diện thân thiện với các biểu tượng, câu lệnh dễ nhớ. Cabri II Plus đã được Việt hóa, có tính tương tác cao, có thể tạo ra hình vẽ trực quan và những hình ảnh này dễ dàng thay đổi vị trí bằng các thao tác “rê” chuột. Với phần mềm này giáo viên có thể có các ứng dụng khác như cho học sinh thao tác tìm hiểu, chủ động tích cực trong việc giải các bài toán. Đây cũng là một phương pháp mới, trong đó học sinh chủ động thao tác với máy tính, với những bài giảng mà các thầy cô đã thiết kế trước.
(more…)Một bài tập về phép biến hình trên Sketchpad
Trong hoạt động này, học sinh dưới sự chỉ dẫn của giáo viên và sự hỗ trợ của phần mềm GSP sẽ được làm bài tập 1 trang 221 SBT hình học 11 nâng cao. Qua bài tập này, học sinh sẽ có cơ hội nắm nội dung kiến thức về phép biến hình. Hoạt động kết thúc sau khi học sinh đã hiểu và làm được bài toán.
(more…)Ứng dụng phép vị tự để tìm quỹ tích
Bài toán: Cho một đường tròn và hai đường kính AA’ và BB’ vuông góc nhau. Một điểm M chuyển động trên BB’, M’ là hình chiếu của M trên tiếp tuyến tại A với đường tròn, P là giao điểm của A’M’ với AM. Tìm quỹ tích của điểm P.
(more…)Ảnh của Đường tròn qua phép Vị tự
Trong bài học này, giáo viên hướng dẫn để học sinh phát hiện các tính chất của ảnh một đường tròn qua phép vị tự.
(more…)Tính chất của phép Tịnh tiến
Thông qua việc sử dụng gsp về phép tịnh tiến, ta có thể biết được ảnh của đường thẳng, đoạn thẳng, tam giác, đường tròn …Từ đó giúp học sinh biết được các tính chất của nó.
(more…)Ứng dụng của phép Vị tự
Trong dạy học mục “ứng dụng của phép vị tự”, học sinh sẽ vận dụng lý thuyết được học (định nghĩa phép vị tự, tính chất của phép vị tự…) để giải quyết bài toán. Sau đó giáo viên sử dụng phần mềm GSP để mô tả bài toán một cách rõ ràng, cụ thể hơn.
(more…)Bài tập ứng dụng phép quay trên Sketchpad
Trong hoạt động này, học sinh sẽ vận dụng lý thuyết được học (nhận dạng tam giác đều, hai tam giác bằng nhau, sử dụng phép quay…) để giải quyết bài toán. Sau đó giáo viên sử dụng phần mềm GSP để mô tả bài toán một cách rõ ràng.
(more…)Các mức độ nhận thức theo Bloom trong chủ đề Phép dời hình và phép đồng dạng
Để có cơ sở khoa học cho việc biên soạn các đề kiểm tra đảm bảo đánh giá được kiến thức, kỹ năng, thái độ, khả năng tư duy…của học sinh nhất thiết chúng ta cần có sự phân loại khoa học các mục tiêu trong giáo dục toán. Có nhiều cách phân loại khác nhau, tuy nhiên người ta thường sử dụng cách phân loại của Bloom. Sự phân loại các mục tiêu giáo dục toán theo Bloom gồm có 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và những khả năng bậc cao.
(more…)Các mức độ nhận thức theo Bloom trong chủ đề Phép dời hình và phép đồng dạng
Có thể nói rằng, trong giáo dục Toán việc đánh giá thành tích học tập của học sinh là một bộ phận rất quan trọng, như Hughes đã từng nhận xét: ”kiểm tra-đánh giá có quan hệ qua lại với quá trình dạy học chặt chẽ tới mức hầu như không thể hoạt động trong lĩnh vực này mà lại thiếu lĩnh vực kia”. Đánh giá là công cụ đo tính sẵn sàng của học sinh trong việc học các kiến thức toán, đồng thời cung cấp cho giáo viên những phản hồi về các phương pháp giảng dạy mới và cách tiếp cận của học sinh, từ đó giúp giáo viên trong việc thiết kế bài học. Qua mỗi chủ đề dạy học, học sinh phải đạt được mức độ nhận thức về những nội dung nào và làm thế nào để đánh giá được điều đó?
(more…)