Home » Posts tagged 'Bài toán thực tế'
Tag Archives: Bài toán thực tế
Ứng dụng Toán Xác suất thống kê vào cuộc sống
Từ xác suất (probabiliti) bắt nguồn từ chữ probare trong tiếng Latin và có nghĩa là “để chứng minh, kiểm chứng”. Nói một cách đơn giản, probabe là một trong nhiều từ dùng để chỉ những sự kiện hoặc kiến thức chưa chắc chắn, và thường đi kèm với các từ như “có vẻ là”, “ mạo hiểm”, “ may rủi”, “không chắc chắn” hay “nghi ngờ”, tùy vào ngữ cảnh. “Cơ hội” (chance), “cá cược” (odds, bet) là những từ cho khái niệm tương tự. Nếu lý thuyết cơ học định nghĩa chính xác cho “công” và “lực”, thì lý thuyết xác suất nhằm mục đích định nghĩa cho “khả năng”.
(more…)Ứng dụng các phương trình lượng giác trong thực tế
Phương trình lượng giác là cầu nối liên kết quan trọng giữa đại số và hình học, giữa lí thuyết và thực tiễn, đi từ các hoạt động giải trí cho đến tính chiều cao của thủy triều… Chúng đã là động lực trong nền văn minh nhân loại hàng ngàn năm nay. Các phương trình lượng giác đã chi phối xã hội, giấu mình ở phía sau sân khấu nhưng ảnh hưởng của chúng thì vẫn hiện diện ở đó, bất kể chúng ta có chú ý hay không.
(more…)Một số bài toán thực tế
Nguồn gốc của toán học cũng như các ngành khoa học đều là các vấn đề thực tiễn mà loài người cần tìm hiểu để cải thiện cuộc sống. Nhu cầu thực tiễn là nền tảng của sự phát triển toán học. Ngược lại, toán học cũng có tác dụng mạnh mẽ đối với thực tiễn đời sống, sản xuất và các ngành khoa học kỹ thuật khác. Bài viết này sẽ khai thác một số ví dụ của toán học ứng dụng trong thực tế cuộc sống, chứng tỏ toán học và cộc sống luôn đi liền nhau và những bài học đúc rút được.
(more…)Vận dụng hàm số bậc nhất và hàm số bậc hai để giải quyết một số bài toán thực tế
Giáo dục Việt Nam đang tập trung đổi mới, hướng tới một nền giáo dục tiến bộ, hiện đại ngang tầm các nước trong khu vực và thế giới. UNESCO đã đề ra 4 trụ cột của giáo dục trong thế kỉ XXI là học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình. Chính vì thế, vai trò của các bài toán có nội dung thực tế trong dạy học toán không thể không đề cập đến. Nhiều người nghĩ rằng toán học rất khô khan, ngoài những phép tính đơn giản như cộng, trừ, nhân, chia,… thì hầu hết các kiến thức toán khác đều trừu tượng đối với học sinh.
Vì vậy, việc học toán trở thành một áp lực nặng nề đối với học sinh. Họ nghĩ rằng toán học rất mơ hồ xa xôi, ít có áp dụng ngoài thực tế. Sự thật là toán học có rất nhiều ứng dụng vào thực tế và nó thể hiện rất rõ trong cuộc sống hằng ngày nhưng chúng ta không để ý đến nó.
Toán học rất gần gũi với cuộc sống, hoàn toàn rất thực tế và việc tiếp thu các kiến thức toán ở trường không chỉ để thi cử mà nó còn là công cụ đắc lực để giúp học sinh giải quyết các vấn đề, tình huống đơn giản trong thực tế. Việc vận dụng kiến thức toán học vào thực tế là vô tận nhưng do hạn chế về mặt năng lực và thời gian nên trong đề tài này tôi chỉ nghiên cứu vận dụng hàm số bậc nhất và hàm số bậc hai để giải quyết một số bài toán thực tế.
(more…)Một số tình huống ứng dụng toán vào thực tiễn
Lâu nay không ít người cảm thấy thất vọng vì đã “uổng công” học Toán. Nghe người ta nói thì Toán học là “chìa khóa” cho mọi vấn đề, nhưng trên thực tế thì học sinh sau khi tốt nghiệp lại chẳng biết dùng kiến thức Toán đã học được trong nhà trường vào việc gì trong cuộc sống, nhất là những bài toán khó mà họ đã tốn bao công sức nhồi nhét trong các “lò luyện” đủ loại. Đây là một thực tế, xuất phát từ việc xác định nội dung và phương pháp dạy Toán không hợp lý trong các nhà trường hiện nay.
Toán học đã bị biến thành một môn “đánh đố thuần túy”, thay vì một bộ môn khoa học mang đầy chất thực tiễn. Tuy nhiên, còn một lý do khác khiến chúng ta không nhìn thấy được bóng dáng của Toán học trong thực tiễn thường ngày, đó là Toán học ngày nay không mấy khi trực tiếp đi được vào các ứng dụng trong thực tiễn mà thường phải “ẩn” sau các ngành khoa học khác: Sinh học, Môi trường, Tài chính, Kinh tế… và thậm chí ngay cả Công nghệ thông tin, một lĩnh vực có thể xem như là được sinh ra từ Toán học. Vì vậy họ có quyền nghi ngờ rằng liệu toán học có ứng dụng vào thực tế được không nhỉ?
Sự thật là toán học có rất nhiều ứng dụng vào thực tế và nó thể hiện rất rõ trong cuộc sống hằng ngày của con người nhưng chúng ta không để ý mà thôi. Với mục đích giúp cho học sinh thấy rằng toán học là rất gần gũi với cuộc sống xung quanh, hoàn toàn rất thực tế và việc tiếp thu các kiến thức toán ở nhà trường không chỉ để thi cử mà nó còn là những công cụ đắc lực để giúp các em giải quyết các vấn đề, tình huống đơn giản trong thực tế.
(more…)Ứng dụng các hàm số mũ hàm lũy thừa và hàm logarit vào các bài toán thực tế
Các hàm số lũy thừa, hàm số mũ và hàm số logarit là các bài toán rất hay và nhiều ứng dụng trong thực tế, như ứng dụng trong lĩnh vực đời sống xã hội, trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Thường chúng ta thắc mắc tự hỏi rằng: Dân số các quốc gia được dự báo tăng hay giảm bằng cách nào? Độ to(nhỏ) của âm thanh được tính toán như thế nào? Tính độ chấn động và năng lượng giải toả của một trận động đất bằng cách nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu mối quan hệ giữa các hàm số với các bài toán trong thực tế. Và từ đó đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở trên. Đồng thời chúng ta cũng tìm hiểu và biết được ứng dụng của các hàm số trong các bài toán thực tế.
(more…)Sử dụng tam giác đồng dạng để tính chiều cao của cây
Thông qua việc sử dụng tam giác đồng dạng ở hình học lớp 8, bạn đọc có thể có thêm một vài cách đo gián tiếp khác nhau về chiều cao của cây. Hơn thế nữa, nó còn giúp tăng sự hứng thú của các em học sinh đối với môn toán, cho các em nhận ra rằng học toán không chỉ để thi cử mà còn nhiều điều hay và đẹp. Đồng thời, tạo cơ hội cho các em được ra ngoài thực hành và ứng dụng toán học vào thực tế.
Lưu ý, mỗi phương pháp đo đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, bạn đọc có thể chọn phương pháp đo sao cho phù hợp với điều kiện nơi mình đo. Ưu điểm của 3 phương pháp (dùng 1 tờ giấy, so sánh bóng cây, dùng bút chì và người trợ giúp) là dụng cụ khá đơn giản, dễ thực hiện,… Tuy nhiên, trong quá trình đo nên cẩn thận và để sai số là thấp nhất, mình đã dùng 2 phương pháp đo khác nhau để đo cùng 1 cây. Ở phương pháp 1 và 2 mình đo cây đèn, phương pháp 3,4 mình đo cây vú sữa. Riêng phương pháp đo so sánh bóng cây nên đo trong ngày nắng, trời trong xanh.
(more…)Lịch sử ra đời và một số ứng dụng của Định lý Thales
Toán học chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Thế nhưng, không phải học sinh nào cũng say mê và hứng thú với môn Toán học. Một số các em nói Toán học khô khan, nhàm chán chỉ toàn định nghĩa và định lý. Một số em lại nói Toán khó hiểu đặc biệt là về phần Hình học. Các em không biết vận dụng lý thuyết vào làm bài tập như thế nào, chưa hình dung được khi giải bài tập hình học sẽ làm như thế nào. Từ đó nhiều em học sinh không dám tiếp cận và đối mặt với việc giải, làm bài tập hình học, chán nản khi học môn Toán.
Bên cạnh đó, còn rất nhiều học sinh muốn tìm hiểu thêm về lịch sử toán học nhưng không có nhiều tài liệu để tham khảo. Việc tìm kiếm thông tin trên mạng nhiều lúc làm các em hoang mang vì không biết đâu là thông tin chính xác.
Để có thể giúp học sinh hứng thú với phần Hình học môn Toán, đặc biệt là có hứng thú hơn với định lý Thales tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Lịch sử ra đời và một số ứng dụng của định lý Thales”.
(more…)Khảo sát khả năng giải phương trình bậc 2 và giải các bài toán bằng cách lập phương trình thông qua các bài toán thực tế
Bài toán tìm x hay giải phương trình là những bài toán rất quen thuộc với học sinh từ bậc tiểu học cho đến trung học và nó được nghiên cứu xuyên suốt lịch sử, từ khi nó xuất hiện. Trong chương trình Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, nó đã được chú trọng và đã đưa vào bài học chính thức, đóng vai trò trọng tâm trong chương trình học.
Với mong muốn tìm hiểu, khảo sát khả năng giải phương trình “ Bậc 2” và giải các bài toán bằng cách lập phương trình ứng dựng thực tế trong cuộc sống của học sinh lớp 8. Từ đó, rút kinh nghiệm cho bản thân khi dạy giải phương trình cho học sinh lớp 8.
(more…)Lịch sử ra đời và ứng dụng của Số phức trong giải bài toán đại số
Số phức là một trong những phát minh làm nên bước ngoặt lớn của Toán học. Những ứng dụng thú vị cùng với lịch sử ra đời của nó không phải ai cũng biết. Trong toán học, số phức được dung để giải quyết nhiều bài toán từ sơ cấp đến cao cấp. Số phức là cầu nối hoàn hảo giữa các phân môn Đại số, hình học lượng giác, giải tích. Thay vì tìm hiểu hết tất cả những ứng dụng của số phức thì em chỉ tìm hiểu về lĩnh vực đại số_lĩnh vực gần với học sinh nhất. Vậy lịch sử hình thành của nó như thế nào? Ứng dụng thú vị ra sao? Xin mời đọc “Lịch sử ra đời và ứng dụng của số phức trong giải bài toán đại số”.
(more…)