Home » Môn học (Page 16)
Category Archives: Môn học
Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng trên Sketchpad
Ý tưởng thiết kế: Xây dựng một bài toán nhằm củng cố kiến thức sau khi học xong bài đường thẳng vuông góc với mặt phẳng.
Nội dung của ý tưởng như sau:
- Dựng hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, và SA vuông góc với mp(ABCD).
- Dựng M, N lần lượt là hình chiếu của điểm A trên các đường thẳng SB, SD.
- Dựng MN để yêu cầu học sinh chứng minh MN song song với BD, và SC vuông góc với mp(AMN).
- Dựng K là giao điểm của SC với mp (AMN), dựng mp(AMKN) để yêu cầu học sinh chứng minh (AMKN) có hai đường chéo vuông góc với nhau.
Thông tin về sản phẩm:
- Học phần: Ứng dụng CNTT&TT trong Giáo dục Toán
- Năm: 2011
- Tác giả: Lê Thị Mỹ Hanh, Lê Thị Thanh Thuý, Hoàng Thị Phương Lộc, Hoàng Thị Diễm Phương
- Tải về (gsp): Mô hình GSP
Định lý về giá trị trung gian của hàm số liên tục với Sketchpad
Thông tin về sản phẩm:
- Học phần: Ứng dụng CNTT&TT trong Giáo dục Toán
- Năm: 2011
- Tác giả: Dương Quốc Duy, Nguyễn Văn Hiển, Nguyễn Văn Trí, Phạm Thỵ Thảo, Lê Thị Mỷ Trang
- Tải về (gsp): Mô hình GSP
Dãy số có giới hạn 0 trên Sketchpad
Cho dãy số u[n]=(((-1)^n)/n)
- Biểu diễn các số hạng của dãy số trên trục số với n = 1, 2, 3, 4, 5.
- Cho học sinh quan sát và nhận xét khi n tăng thì các số hạng của dãy trên trục số như thế nào?
Biểu diễn toán động trong chủ đề hình học không gian
Trong chương trình trung học phổ thông hiện nay, các kiến thức về Hình học không gian là những nội dung gây nhiều khó khăn cho học sinh trong quá trình học. Phần lớn giáo viên và học sinh chỉ sử dụng các hình ảnh in ở sách giáo khoa hoặc các hình vẽ do giáo viên vẽ ở trên bảng. Điều này gây ra cho học sinh khó hình dung ra định nghĩa và các tính chất hình học của các hình khối trong không gian, cũng như khó hình thành tư duy trừu tượng và tư duy không gian.
(more…)Phép toán về vector trong không gian để giải bài tập với Sketchpad
Để xóa bỏ sự nghi ngờ của học sinh về đường thẳng nối một đỉnh với trọng tâm của tứ diện liệu có luôn đi qua trọng tâm của tam giác đối diện với đỉnh đó hay không? Vậy thì, ta sẽ sử dụng phần mềm GSP để thay đổi vị trí các đỉnh của tứ diện,khi đó bằng cái nhìn trực quan cho thấy điều trên luôn luôn đúng. Từ đó yêu cầu học sinh sử dụng các phép toán về vector trong không gian để chứng minh.
(more…)Tìm thiết diện của tứ diện với Sketchpad
Trong quá trình học đại cương Hình Học Không Gian, học sinh thường gặp khó khăn về thiết diện. Để giúp các em có thể dễ dàng hình dung thiết diện chúng ta sẽ đi khảo sát bài toán sau:
Cho tứ diện ABCD và mặt phẳng (MNP) bất kỳ. Chúng ta sẽ đi tìm thiết diện tạo bởi mặt phẳng (MNP) và tứ diện ABCD.
Thông tin về sản phẩm:
- Học phần: Ứng dụng CNTT&TT trong Giáo dục Toán
- Năm: 2011
- Tác giả: Trần Khánh Hưng, Lê Mậu Triều, Nguyễn Văn Quốc, Kso Tour
- Tải về (docx, gsp): Mô hình GSP về thiết diện
Khám phá đường Parabol với Sketchpad
Từ định nghĩa: ” Cho một điểm F và một đường thẳng △ cố định không đi qua F. Tập hợp tất cả các điểm M cách đều F và △ được gọi là đường parabol (hay parabol). Điểm F được gọi là tiêu điểm của parabol, đường thẳng △ được gọi là đường chuẩn, khoảng cách từ F đến △ được gọi là tham số tiêu của parabol”. Vậy, nếu biết được tiêu điểm F và đường chuẩn △ ta sẽ xác định được parabol bằng cách sau:
Cho một điểm A bất kì chạy trên đường thẳng △, M là giao điểm của hai đường thẳng a và b (với a là đường thẳng đi qua A và vuông góc với △, b là đường trung trực của FA). Khi đó quỹ tích của điểm M là đường parabol cần dựng.
(more…)Mô hình Sketchpad về định lý Sin trong tam giác
Thông tin về sản phẩm:
- Học phần: Ứng dụng CNTT&TT trong Giáo dục Toán
- Năm: 2011
- Tác giả: Hoàng Thị Thanh Thuý, Dương Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Phương
- Tải về (docx, gsp): Mô hình GSP về Định lý Sin