Một số phương pháp tìm Min Max của biểu thức đại số cho học sinh lớp 9
Các bài toán cực trị đại số ở cấp 2 có ý nghĩa rất quan trọng đối với học sinh ở bậc học này. Để giải các bài toán cực trị đại số, tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của biểu thức đại số người làm toán phải sử dụng khá nhiều các dạng hằng đẳng thức từ các dạng đơn giản đến các dạng phức tạp. Bởi thế, có thể nói các bài toán này ở cấp 2 tạo ra khả năng giúp bọc sinh có điều kiện rèn luyện kĩ năng biến đổi đồng nhất các biểu thức đại số.
(more…)Quá trình hình thành môn Hình học phân dạng
Trong ngữ cảnh nào đó, Hình học phân dạng là ngôn ngữ đầu tiên để mô tả, mô hình hoá và phân tích các dạng phức tạp đã tìm thấy trong tự nhiên. Trong khi các phần tử của ngôn ngữ truyền thống (hình học Euclide) là các dạng hiển thị cơ bản như đoạn thẳng, mặt phẳng… thì trong hình học phân hình đó là các thuật toán chỉ có thể biến đổi thành các dạng (Fractals) và cấu trúc nhờ máy tính.
(more…)Một số ứng dụng của tích vô hướng trong giải toán
Trong các kì thi ta thường thấy xuất hiện một số bài toán giải phương trình, bất phương trình, hệ phương trình, hay chúng minh một số bất đẳng thức hoăc các bài toán về cực trị. Những bài toán toán đó nếu ta gặp dạng của chúng và biết được các phương pháp giải của từng dạng thì đó là điều khá đơn giản. Tuy vậy có những bài toán có độ khó nhất định đối với học sinh bởi vì sự đa dạng của nó và để giải được thì chúng ta cần kết hợp nhiều kiến thức liên quan đến chúng, trong đó tích vô hướng của hai vectơ ứng dụng quan trọng trong một số dạng Toán như các bài toán giải phương trình, bất phương trình, hệ phương trình, hay chúng minh một số đẳng thức và bất đẳng thức, hoặc các bài toán về cực trị.
Xuất phát từ tầm quan trọng của nội dung và thực trạng trên, để học sinh có thể dễ dàng và tự tin hơn khi gặp một số bài toán giải phương trình, bất phương trình, hệ phương trình, hay chúng minh một số bất đẳng thức hoặc các bài toán về cực trị, giúp các em phát huy được khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa qua các bài tập nhỏ.
(more…)Một số phương pháp nhằm nâng cao hiểu biết về giới hạn cho học sinh THPT
Hiểu biết được nội dung khái niệm giới hạn là khâu đầu tiên, là tiền đề quan trọng để xây dựng cho học sinh khả năng vận dụng vững chắc, có hiệu quả các kiến thức giải tích toán học ở phổ thông. Nhưng sử dụng phương pháp để học tốt và dạy tốt giới hạn cũng là một trong những khâu rất cần thiết để cải thiện kết quả học tập cho học sinh và hạn chế những sai lầm khi làm bài. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số phương pháp nhằm nâng cao hiểu biết về giới hạn cho học sinh THPT”
(more…)Lịch sử ra đời của Số thập phân
Theo những ghi nhận ban đầu và câu hỏi xuất phát Ở Pháp, kể từ sau cuộc chống cải cách Toán học Hiện đại (1968/1978) số thập phân đóng vai trò cơ sở trong việc nghiên cứu hệ thống số (theo Bronner, 1997). Cũng như trong đời sống và các ngành khoa học, nhất là các ngành khoa học thực nghiệm như vật lý, hóa học…, người ta thường sử dụng số thập phân khi tính toán và chấp nhận các kết quả thập phân gần đúng. Với mong muốn được hiểu biết thêm về số thập phân, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Lịch sử ra đời của số thập phân”.
(more…)Lịch sử ra đời của các ký hiệu toán học cơ bản
Ngay từ khi bắt đầu làm quen với các con số, chúng ta cũng đã biết đến dấu cộng (+), dấu trừ (-). Sau này, khi lớn hơn, chúng ta biết thêm dấu nhân (x,*,.), dấu chia (:,/,÷) cùng với rất nhiều ký hiệu toán học khác nhau. Nhưng có thể thấy các ký hiệu quen thuộc và thông dụng vẫn là +, -, x, :.
(more…)Định lý Thales và một số ứng dụng
Ngày nay, nhiều người lại cho rằng toán học trở nên khô khan và nhàm chán. Một phần đó là vì thiếu các ví dụ ứng dụng trong thực tiễn hằng ngày. Định lý Thales là một trong những định lý hình học cổ điển giữ vai trò quan trọng trong chương trình toán phổ thông. Đồng thời đây cũng là một trong những dạng toán khó trong khối trung học cơ sở. Nhưng câu hỏi đặt ra là: Tại sao chúng ta phải cần biết định lý này? Chúng giúp gì cho chúng ta trong cuộc sống hằng ngày? Chính vì thế, bài thu hoạch hôm nay sẽ phần nào giải đáp câu hỏi trên.
(more…)Những hiểu nhầm, sai lầm của học sinh trong giải toán về căn bậc hai và cách khắc phục
Trong chương trình toán Trung học cơ sở nội dung về “Căn bậc hai” được dạy từ lớp 7 đến lớp 9 và đây là một nội dung thường xuất hiện trong các đề thi đại học, cao đẳng trong nhiều năm nay. Các bài tập về căn bậc hai phong phú với nhiều cách giải khác nhau, do đó cần rèn luyện cho học sinh các kỹ năng giải dạng toán này. Việc học tập môn Toán được diễn ra trong nhà trường chủ yếu là hoạt động giải toán. Trong quá trình đi tìm và trình bày lời giải cho bài toán, học sinh thường mắc một số sai lầm và lúng túng không biết sai lầm từ đâu vì các em thiếu kỹ năng giải toán. Trên thực tế số lượng các bài tập và các dạng bài tập về căn bậc hai cũng rất nhiều, học sinh không thể giải từng bài một mà cần phải phân lớp các dạng bài.
(more…)Những sai lầm của học sinh lớp 10 khi giải toán về Phương trình và bất phương trình
Phương trình và bất phương trình là một trong những phần quan trọng của lớp 10. Phương trình và bất phương trình thường được dùng để ra đề thi đại học và thi học sinh giỏi.
(more…)Sai lầm của học sinh lớp 10 khi giải toán Phương trình
Phương trình là một trong những phân môn quan trọng của đại số vì nó có những ứng dụng rất lớn trong các ngành khoa học. Sớm được biết đến từ thời xa xưa do nhu cầu tính toán của con người và ngày càng phát triển theo thời gian, đến nay, chỉ xét riêng trong toán học, lĩnh vực phương trình đã có những cải tiến đáng kể, cả về hình thức (phương trình hữu tỉ, phương trình vô tỉ, phương trình mũ-logarit) và đối tượng (phương trình hàm, phương trình sai phân, phương trình đạo hàm riêng,…)
(more…)