Category Archives: Đánh giá trong giáo dục Toán
Quá trình ra đề kiểm tra một tiết Giải tích 12: Ứng dụng đạo hàm để khảo sát hàm số
Việc đánh giá trong giáo dục nói chung và giáo dục toán nói riêng cần phải thực hiện thường xuyên và liên tục. Trong giáo dục toán, kiểm tra 45 phút vào mỗi cuối chương học giúp giáo viên kiểm tra được kiến thức toán học thuộc vào chương đó mà học sinh thu nhận được, vừa gúp học sinh tổng kết được những kiến thức mình đã được trong chương vừa học.
Trong chủ đề này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách ra đề kiểm tra 45 phút cho học sinh lớp 12 chương Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị hàm số dưới hình thức trắc nghiệm kết hợp tự luận, từ đó thấy được quy trình ra đề để kiểm tra 45 phút là như thế nào để phù hợp với học sinh và mục tiêu dạy học.
(more…)Tính khách quan trong đánh giá Giáo dục Toán
Vấn đề xác định mục tiêu, đảm bảo tính khách quan và sự phân hoá trong kiểm tra đánh giá luôn song hành với nhau, là nhiệm vụ mang tính thách thức, được đặt lên hàng đầu trong quá trình dạy học nhắm đến mục đích cao nhất trong kiểm tra đánh giá.
Bài tiểu luận này nhóm chúng tôi muốn đưa ra một cách hiểu sâu hơn về khách quan hoá quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh,nhằm nhìn nhận một cách thực tế, chính xác và không bị ảnh hưởng bởi yếu tố cá nhân. Đồng thời giúp giáo viên, các nhà quản lí giáo dục sử dụng trong quá trình dạy học.
(more…)Một số thang đo trong đánh giá Giáo dục Toán
Trong giáo dục toán, đánh giá đóng vai trò hiệu quả trong việc đạt câu hỏi hoặc thách thức các mục tiêu, đó là lý do chúng tôi chọn đề tài này. Thông qua việc tìm hiểu cách xác định thang đo trong đánh giá, các loại thang đo đánh giá trong giáo dục toán, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về các thang đo trong đánh giá được xác định như thế nào?
Có rất nhiều loại thang đo nhưng chúng tôi tập trung chủ yếu bốn loại thang đo trong dạy học toán: Thang đo mức độ tư duy, thang đo Bloom, thang đo Van Hiele, thang đo PISA.
(more…)Từ quá khứ, hiện tại và tương lai, Đánh giá có những thay đổi như thế nào?
Đánh giá trong lĩnh vực toán học là một nội dung vừa mang tính lý thuyết, vừa mang tính thực hành. Chúng ta phải nắm rõ các mối quan hệ giữa đánh giá và dạy học từ đó xây dựng những phương pháp phát triển toàn diện cho người học. Nhóm đã tìm hiểu vấn đề những thay đổi trong quá khứ, hiện tại và tương lai, đánh giá đã có những thay đổi như thế nào?
Trong bài thu hoạch nhóm đã trình bày các nội dung như: một số khái niệm cơ bản, lịch sử toán học tại Việt Nam, nội dung trình bày câu hỏi và cuối cùng là tài liệu tham khảo.
(more…)Các kiểu câu hỏi Trắc nghiệm khách quan
Giả sử một giáo viên cần phải soạn những câu hỏi TNKQ cho một phần nội dung nào đó của chương trình, GV đó biết ở mức độ khả năng nào để đặt những câu hỏi của mình. Đòi hỏi sau này đặt ra hai điều phải cân nhắc cho người viết câu hỏi, thứ nhất là những câu hỏi phải đúng mức độ khó, và thứ hai là chúng phải bao quát được các mức độ tư duy đòi hỏi: kiến thức, hiểu, ứng dụng hay những khả năng cao hơn.
(more…)Những quan điểm về Đánh giá trong giáo dục Toán
Những chuyển biến về mục đích của dạy học toán không còn là việc thành thạo các khái niệm và các nguyên tắc riêng lẻ mà đang tiến đến việc sử dụng các khái niệm và nguyên tắc để giải quyết các vấn đề toán học.
Trong chương trình giáo dục toán của nhiều nước đã thống nhất quan điểm về đánh giá khả năng toán học như sau:
Sự đánh giá thành tích học tập của học sinh là một bộ phận chính yếu trong giáo dục toán. Sự kiểm tra và đánh giá là cần thiết để đánh giá tính sẵn sàng của học sinh cho việc học mới, cung cấp cho giáo viên những phản hồi về sự thành công của phương pháp giảng dạy và cách tiếp cận của mình, và giúp cho việc thiết kế các việc học mới.
Thẩm định bao gồm các qui tắc đánh giá chẩn đoán giúp giáo viên hỗ trợ học sinh vượt qua những khó khăn mà các em có thể gặp phải. Đánh giá chẩn đoán thích hợp có thể phát hiện ra được nguyên nhân mà một cá nhân học sinh nào đó không hiểu được kiến thức đã dạy trước đó, và khó khăn có thể tìm ra một cách dễ dàng. Chẩn đoán cũng có thể phát hiện ra những học sinh thông minh nhưng chán học vì thiếu sự khích lệ trong học tập. Những đánh giá chẩn đoán cho phép giáo viên chuẩn bị các hoạt động học tập một cách đặc thù để đáp ứng được nhu cầu học tập của các cá nhân học sinh. Chẩn đoán thường được tiến hành bằng những câu hỏi đơn giản và sự tương tác trả lời trong lớp học.
Đánh giá nên chú trọng vào cả hai khía cạnh:
- học sinh biết và có thể làm được những gì; và
- các em nghĩ như thế nào về toán học.
Tìm hiểu về Đánh giá chẩn đoán
Đánh giá chẩn đoán được thực hiện trước và có thể trong suốt quá trình dạy học để xác định những kiến thức, kĩ năng, tư duy, thái độ, sở thích… hiện có của học sinh, khoảng cách khác biệt giữa các học sinh và chỉnh sửa các kế hoạch dạy học để phù hợp với trình độ của học sinh.
(more…)Quy trình biên soạn đề kiểm tra môn Toán
Đề kiểm tra là phương tiện và công cụ để đánh giá kết quả của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì hay toàn bộ chương trình. Giáo viên căn cứ vào các mục tiêu tương ứng với nội dung để xác định mục đích và yêu cầu của đề kiểm tra. Để biên soạn được các đề kiểm tra tốt, giáo viên cần liệt kê chi tiết các mục tiêu dạy học của phần nội dung kiểm tra, thể hiện ở các hành vi hay năng lực cần phát triển ở học sinh. Hệ thống mục tiêu dạy học được phân thành ba lĩnh vực: kiến thức, kỹ năng, quá trình tư duy và thái độ.
(more…)Đánh giá định hình và cách viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan từ câu hỏi tự luận
Đối với câu hỏi tự luận, có thể có trường hợp học sinh không biết bắt đầu từ đâu và bỏ qua câu hỏi. Trắc nghiệm khách quan cho chúng ta cơ hội để tìm ra những phần nào của câu hỏi học sinh có thể trả lời được. Nó được dùng để kiểm tra một số hay tất cả các khía cạnh xuất hiện trong bài toán. Sản phẩm còn bao gồm phần giới thiệu về Đánh giá định hình và mối quan hệ với Đánh giá tổng kết.
(more…)Quá trình ra đề kiểm tra một tiết Chương Góc lượng giác và Công thức lượng giác – Đại số 10
Trong chủ đề này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách ra đề kiểm tra 45 phút cho học sinh lớp 10 chương góc lượng giác và công thức lượng giác dưới hình thức trắc nghiệm kết hợp tự luận, từ đó thấy được quy trình ra đề để kiểm tra 45 phút là như thế nào để phù hợp với học sinh và mục tiêu dạy học.
(more…)