Những quan điểm về Đánh giá trong giáo dục Toán
Những chuyển biến về mục đích của dạy học toán không còn là việc thành thạo các khái niệm và các nguyên tắc riêng lẻ mà đang tiến đến việc sử dụng các khái niệm và nguyên tắc để giải quyết các vấn đề toán học.
Trong chương trình giáo dục toán của nhiều nước đã thống nhất quan điểm về đánh giá khả năng toán học như sau:
Sự đánh giá thành tích học tập của học sinh là một bộ phận chính yếu trong giáo dục toán. Sự kiểm tra và đánh giá là cần thiết để đánh giá tính sẵn sàng của học sinh cho việc học mới, cung cấp cho giáo viên những phản hồi về sự thành công của phương pháp giảng dạy và cách tiếp cận của mình, và giúp cho việc thiết kế các việc học mới.
Thẩm định bao gồm các qui tắc đánh giá chẩn đoán giúp giáo viên hỗ trợ học sinh vượt qua những khó khăn mà các em có thể gặp phải. Đánh giá chẩn đoán thích hợp có thể phát hiện ra được nguyên nhân mà một cá nhân học sinh nào đó không hiểu được kiến thức đã dạy trước đó, và khó khăn có thể tìm ra một cách dễ dàng. Chẩn đoán cũng có thể phát hiện ra những học sinh thông minh nhưng chán học vì thiếu sự khích lệ trong học tập. Những đánh giá chẩn đoán cho phép giáo viên chuẩn bị các hoạt động học tập một cách đặc thù để đáp ứng được nhu cầu học tập của các cá nhân học sinh. Chẩn đoán thường được tiến hành bằng những câu hỏi đơn giản và sự tương tác trả lời trong lớp học.
Đánh giá nên chú trọng vào cả hai khía cạnh:
- học sinh biết và có thể làm được những gì; và
- các em nghĩ như thế nào về toán học.
Quá trình hình thành môn Hình học phân dạng
Trong ngữ cảnh nào đó, Hình học phân dạng là ngôn ngữ đầu tiên để mô tả, mô hình hoá và phân tích các dạng phức tạp đã tìm thấy trong tự nhiên. Trong khi các phần tử của ngôn ngữ truyền thống (hình học Euclide) là các dạng hiển thị cơ bản như đoạn thẳng, mặt phẳng… thì trong hình học phân hình đó là các thuật toán chỉ có thể biến đổi thành các dạng (Fractals) và cấu trúc nhờ máy tính.
(more…)Tìm hiểu về Đánh giá chẩn đoán
Đánh giá chẩn đoán được thực hiện trước và có thể trong suốt quá trình dạy học để xác định những kiến thức, kĩ năng, tư duy, thái độ, sở thích… hiện có của học sinh, khoảng cách khác biệt giữa các học sinh và chỉnh sửa các kế hoạch dạy học để phù hợp với trình độ của học sinh.
(more…)Quy trình biên soạn đề kiểm tra môn Toán
Đề kiểm tra là phương tiện và công cụ để đánh giá kết quả của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì hay toàn bộ chương trình. Giáo viên căn cứ vào các mục tiêu tương ứng với nội dung để xác định mục đích và yêu cầu của đề kiểm tra. Để biên soạn được các đề kiểm tra tốt, giáo viên cần liệt kê chi tiết các mục tiêu dạy học của phần nội dung kiểm tra, thể hiện ở các hành vi hay năng lực cần phát triển ở học sinh. Hệ thống mục tiêu dạy học được phân thành ba lĩnh vực: kiến thức, kỹ năng, quá trình tư duy và thái độ.
(more…)Đánh giá định hình và cách viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan từ câu hỏi tự luận
Đối với câu hỏi tự luận, có thể có trường hợp học sinh không biết bắt đầu từ đâu và bỏ qua câu hỏi. Trắc nghiệm khách quan cho chúng ta cơ hội để tìm ra những phần nào của câu hỏi học sinh có thể trả lời được. Nó được dùng để kiểm tra một số hay tất cả các khía cạnh xuất hiện trong bài toán. Sản phẩm còn bao gồm phần giới thiệu về Đánh giá định hình và mối quan hệ với Đánh giá tổng kết.
(more…)Quá trình ra đề kiểm tra một tiết Chương Góc lượng giác và Công thức lượng giác – Đại số 10
Trong chủ đề này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách ra đề kiểm tra 45 phút cho học sinh lớp 10 chương góc lượng giác và công thức lượng giác dưới hình thức trắc nghiệm kết hợp tự luận, từ đó thấy được quy trình ra đề để kiểm tra 45 phút là như thế nào để phù hợp với học sinh và mục tiêu dạy học.
(more…)Một số ứng dụng của tích vô hướng trong giải toán
Trong các kì thi ta thường thấy xuất hiện một số bài toán giải phương trình, bất phương trình, hệ phương trình, hay chúng minh một số bất đẳng thức hoăc các bài toán về cực trị. Những bài toán toán đó nếu ta gặp dạng của chúng và biết được các phương pháp giải của từng dạng thì đó là điều khá đơn giản. Tuy vậy có những bài toán có độ khó nhất định đối với học sinh bởi vì sự đa dạng của nó và để giải được thì chúng ta cần kết hợp nhiều kiến thức liên quan đến chúng, trong đó tích vô hướng của hai vectơ ứng dụng quan trọng trong một số dạng Toán như các bài toán giải phương trình, bất phương trình, hệ phương trình, hay chúng minh một số đẳng thức và bất đẳng thức, hoặc các bài toán về cực trị.
Xuất phát từ tầm quan trọng của nội dung và thực trạng trên, để học sinh có thể dễ dàng và tự tin hơn khi gặp một số bài toán giải phương trình, bất phương trình, hệ phương trình, hay chúng minh một số bất đẳng thức hoặc các bài toán về cực trị, giúp các em phát huy được khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa qua các bài tập nhỏ.
(more…)Sử dụng phần mềm Maple để giải một số bài toán liên quan đến hàm số
Với phần mềm Maple, người dùng có thể:
- Thực hiện hầu hết các phép tính cơ bản trong chương trình toán phổ thông và đại học, với khối lượng phép tính lớn, tốc độ nhanh và độ chính xác cao.
- Thông qua các gói lệnh chuyên dụng của Maple để giải quyết những bài toán cụ thể: vẽ đồ thị (gói Plot), hình học (gói Geometry), đại số tuyến tính (gói Linalg)…tính đạo hàm-nguyên hàm-tích phân, giải phương trình, tìm giá trị lớn nhất-giá trị nhỏ nhất,…
Sử dụng Maple trong giải quyết một số bài toán Đại số và Số học
Ngày nay việc ứng dụng các phần mềm vào tính toán đã rất phổ biến, Maple không những giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian mà hiệu quả mang lại còn rất cao. Hơn nữa các tính toán đại số và số học phức tạp thường lấy đi của chúng ta rất nhiều thời gian mà kết quả chưa chắc chính xác, vì vậy sử dụng các phần mềm để tính toán các bài toán này là cần thiết.
Trong đề tài này xin giới thiệu đến các bạn phần mềm Maple và ứng dụng của nó trong các tính toán đai số, số học. Các hàm trong maple với cú pháp đơn giản sẽ giúp cho chúng ta xử lý các tính toán phức tạp một cách nhanh chóng và chính xác.
(more…)Cuộc tranh cãi về ‘lò phản ứng hạt nhân 1,7 tỷ năm’ ở Gabon, châu Phi
Cách đây hơn 40 năm, các nhà khoa học đã phát hiện một lò phản ứng hạt nhân rất đặc biệt tại Gabon, một nước Châu Phi. Đến nay, nguồn gốc của lò phản ứng hạt nhân này vẫn là chủ đề tranh cãi của giới khoa học.
(more…)