Trong chương trình toán Trung học cơ sở nội dung về “Căn bậc hai” được dạy từ lớp 7 đến lớp 9 và đây là một nội dung thường xuất hiện trong các đề thi đại học, cao đẳng trong nhiều năm nay. Các bài tập về căn bậc hai phong phú với nhiều cách giải khác nhau, do đó cần rèn luyện cho học sinh các kỹ năng giải dạng toán này. Việc học tập môn Toán được diễn ra trong nhà trường chủ yếu là hoạt động giải toán. Trong quá trình đi tìm và trình bày lời giải cho bài toán, học sinh thường mắc một số sai lầm và lúng túng không biết sai lầm từ đâu vì các em thiếu kỹ năng giải toán. Trên thực tế số lượng các bài tập và các dạng bài tập về căn bậc hai cũng rất nhiều, học sinh không thể giải từng bài một mà cần phải phân lớp các dạng bài.
Hiện nay có rất nhiều học sinh thực hành kỹ năng giải toán còn kém, trong đó có rất nhiều học sinh chưa thực sự hiểu kỹ về căn bậc hai và trong khi thực hiện các phép toán về căn bậc hai rất hay có nhầm lẫn, hiểu sai đề bài, thực hiện sai yêu cầu của bài toán… Thực tế sư phạm cho thấy việc giải bài tập toán thường chỉ nặng về hoạt động trình bày lời giải, tìm ra cách giải mà không chú trọng đến việc phát hiện khắc phục và sửa chữa sai lầm của học sinh khi giải toán. Bởi vậy, học sinh cũng chỉ hiểu được lời giải, trình bày được cách giải của bài toán nhưng khi giải các bài toán khác có thể sẽ mặc sai lần đáng tiếc.
Việc giúp học sinh nhận ra sự hiểu nhầm, sai lầm và giúp các em tránh được những sai lầm đó là một công việc vô cùng cần thiết và cấp bách; nó mang
tính đột phá và mang tính thời cuộc rất cao, giúp các em có một dự am hiểu vững chắc về lượng kiến thức căn bậc hai tạo nền móng để tiếp tục nghiên cứu các dạng toán cao hơn sau này.
Thông tin về sản phẩm:
- Học phần: Hoạt động Trải nghiệm sáng tạo
- Năm: 2018
- Tác giả: Trương Thị Huệ
- Tải về (pdf): Bản pdf