https://sipede.sucofindo.co.id/?a=1&b=1
Giáo dục định hướng Đạo đức – Giáo dục Truyền thống với ICT

Home » Giáo dục » Đạo đức » Giáo dục định hướng Đạo đức

Giáo dục định hướng Đạo đức

Nói về giáo dục đạo đức, cũng là nói đến một vấn đề rất cổ xưa. Nó xưa tới mức độ nào? Căn cứ trên các tư liệu lịch sử, có thể thấy rằng giáo dục đạo đức đã xuất hiện từ rất lâu, trước khi nền văn minh này xuất hiện, thậm chí còn lâu hơn nữa. Mặc dù vậy, nó cũng là một chủ đề xuyên suốt lịch sử, nhất là trong xã hội hiện đại hiện nay. Khi mà những tiến bộ khoa học kỹ thuật thể hiện ra những mặt trái, người ta có thể mường tượng đến những ảnh hưởng bất lợi của chúng đến sự sống còn của con người khi không có sự ước chế về đạo đức. Do đó, có thể có thêm những xu hướng, định hướng giáo dục khác nhau ở từng giai đoạn khác nhau của xã hội, nhưng định hướng giáo dục đạo đức vẫn luôn là quan trọng nhất, cốt yếu nhất, giá trị nhất.

Giáo dục đạo đức thời trước nền văn minh

            Qua các kết quả lịch sử & khảo cổ học, người ta nhận thấy trái đất đã trải qua nhiều thời kỳ khác nhau, có những nền văn minh khác nhau, cùng tồn tại trong một thời kỳ hoặc nối tiếp nhau, có cái tiên tiến hơn, có cái duy trì lâu hơn, có cái hiện giờ ẩn sâu dưới đất, có cái đã chìm sâu dưới đại dương. Những tích cổ thu thập được cũng cho thấy những dấu hiệu về giáo dục đạo đức, thông qua các bức bích họa, các vật dụng, các hóa thạch. Trình độ phát triển khoa học của một số nền văn minh khảo cổ được cũng rất cao, thậm chí cao hơn nhiều nền văn minh hiện nay, nhiều nhà khoa học hiện nay vẫn đang tìm hiểu và giải mã chúng. Những chứng cứ cho giáo dục đạo đức ở các nền văn minh cổ xưa là không dễ tìm thấy. Nhưng thử tưởng tượng, nếu với một trình độ khoa học kỹ thuật cao như vậy, mà đạo đức con người lại ở một mức thấp, có lẽ nó đã bị hủy diệt từ lâu. Thông qua một số hình ảnh, vật chứng thu thập được, người ta nhận thấy có một nguyên nhân làm cho nền văn minh bị hủy diệt là do đạo đức của xã hội thấp kém, từ đó sinh ra chiến tranh, bệnh tật, hủ hóa, tàn phá và đi đến diệt vong.

Giáo dục đạo đức thời cổ đại

            Kể từ khi trường học ra đời, người lớn đã mong đợi nhà trường đóng góp tích cực vào việc giáo dục đạo đức cho trẻ em. Khi các trường phổ thông đầu tiên được thành lập, giáo dục đạo đức là mối quan tâm hàng đầu. Người ta tin rằng quy tắc đạo đức nằm trong Kinh thánh. Vì vậy, họ bắt buộc trẻ em phải được dạy đọc, để có thể tiếp cận với các giá trị đạo đức, thực hành hình thành và phát triển đạo đức theo Kinh thánh. Một số điều luật đã hình thành, như luật yêu cầu cha mẹ giáo dục con cái. Nếu không có khả năng đọc Kinh thánh, trẻ em sẽ có thể trở thành con mồi cho cạm bẫy của Sa-tan.

            Có những quan điểm khác nhau về nơi chịu trách nhiệm chính giáo dục đạo đức. Khi mà những người đứng đầu cho rằng Gia đình và/hoặc Nhà thờ chịu trách nhiệm việc này, thì giáo dục ở trường học tập trung vào việc phát triển kiến thức hiểu biết, năng lực cho người học. Tuy vậy, đã có sự chuyển biến lớn, giáo dục đạo đức trở thành nội dung học chính yếu trong nhà trường. Đương nhiên, gia đình vẫn luôn là nơi quan trọng trong giáo dục đạo đức, còn các cơ sở tôn giáo chính thống thì vẫn luôn vậy, họ đặt giáo dục đạo đức làm mục tiêu quan trọng nhất, diễn ra hằng ngày, hàng giờ, thậm chí trong từng suy nghĩ của các tu sĩ, tăng nhân.

            Giáo dục đạo đức được đánh giá cao ở Hy Lạp cổ đại vì nó nhằm mục đích hình thành trẻ em thành những công dân có trách nhiệm với những giá trị đạo đức vững vàng. Theo National Geographic, việc giáo dục đạo đức ở Hy Lạp cổ đại nhằm mục đích cho phép trẻ em nam thanh lọc những phần cơ bản trong bản chất con người để các em có thể đạt được trạng thái đạo đức cao nhất. Ở mức độ thực dụng, nó cũng cung cấp cho xã hội những người đàn ông được chuẩn bị tốt để gánh vác các nhiệm vụ chính trị và quân sự của công dân khi trưởng thành. Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là giáo dục đạo đức chính quy không dành cho trẻ em nữ ở Hy Lạp cổ đại. Nói chung, chỉ những gia đình giàu có mới có đủ điều kiện để có được đầy đủ các cơ hội giáo dục, và trong hầu hết các trường hợp, những đứa trẻ đó đều là con trai. Hầu hết con gái, thậm chí ở trong các gia đình khá giả, đều được giáo dục không chính quy tại nhà.

Giáo dục đạo đức thế kỷ XIX ở Âu Mỹ

            Khi các quốc gia hình thành và đi vào ổn định, những người đứng đầu thường có những bài viết, lời kêu gọi, ban hành chính sách, … để đặt giáo dục đạo đức là một ưu tiên hàng đầu. Từ thế kỉ XIX, Horace Mann, người được xem là cha đẻ của trường học công, ủng hộ mạnh mẽ việc giáo dục đạo đức. Xã hội thời đó có dấu hiệu phổ biến của tình trạng say xỉn, tội phạm và nghèo đói lan rộng. Làn sóng người nhập cư tràn vào các thành phố, họ chưa được chuẩn bị tốt cho cuộc sống đô thị. Như thế, các trường công lập miễn phí được xem là nơi tốt nhất để giáo dục đạo đức xã hội. Cũng trong thời kỳ này, các giáo viên được tuyển dụng với kỳ vọng rõ ràng rằng họ sẽ thúc đẩy sứ mệnh giáo dục đạo đức của trường học và tham gia vào việc dạy học hình thành nhân cách cho người học. Những cuốn sách giáo khoa tiếng tăm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX chứa đựng nhiều câu chuyện đạo đức, những lời dặn và những bài học đạo đức. Thời gian này cũng chứng kiến sự phân chia các tông phái trong tôn giáo, hình thành hệ thống trường học riêng trong tôn giáo. Mỗi hệ thống như vậy đều có mong muốn người học duy trì đức tin vào tông phái của họ, đồng thời, đều đưa giảng dạy đạo đức như là một phần cốt yếu trong chương trình giảng dạy.

Giáo dục đạo đức ở thế kỷ XX

            Trong thời kỳ này, nền khoa học thực chứng từ Châu Âu phát triển mạnh mẽ, được phổ biến sâu rộng và dần trở thành chuẩn mực trên khắp trên thế giới. Giáo dục ở trường học đứng trước sự chọn lựa: nên nhấn mạnh giáo dục đạo đức như là nội dung cốt lõi hay chỉ là phần phụ, và để việc giáo dục đạo đức cho Gia đình và Nhà thờ. Tuy vậy, qua thực tế, người ta dần nhận ra giáo dục đạo đức trong nhà trường là rất quan trọng. Lawrence Kohlberg đề xuất 6 giai đoạn phát triển đạo đức tuần tự mà người học có thể đạt được. Giáo viên được khuyến khích thu hút học sinh trong việc thảo luận về các vấn đề đạo đức và xử lý các tình huống liên quan đến đạo đức. Từ một phạm trù rộng, đạo đức, người ta đã chia nhỏ để đề xuất cần giáo dục từng phẩm chất một cho người học thông qua những bài học cụ thể ứng với từng phẩm chất. Các gia đình yêu cầu nhà trường cần chú trọng nhiều hơn về giáo dục các phẩm chất cho con cháu của họ. Một số nhà lãnh đạo của Mỹ đã tổ chức nhiều các cuộc thảo luận về giáo dục phẩm chất và đưa giáo dục nhân cách trở thành trọng tâm chính trong các cuộc cải cách giáo dục. Có một sự thay đổi đáng lưu ý, giáo dục nhân cách thời kỳ này nhấn mạnh vào việc hình thành công dân tốt, chuẩn mực.

Một số tiếp cận trong giáo dục đạo đức

            Tiếp cận Tiêm truyền nhấn mạnh giáo dục nhân cách của người học như là một mục đính chính trong giáo dục nhà trường. Nghĩa là, thay vì chỉ thêm mục tiêu “hình thành nhân cách” vào các nhiệm vụ khác của trường học, như giáo dục các môn học, giáo dục địa phương, nghề nghiệp, sức khỏe, thì cần thực hiện giáo dục giáo đức như là một mục tiêu trọng tâm. Hơn nữa, giáo dục nhân cách được xem, không phải là một nội dung để cạnh tranh hoặc phụ trợ cho các mục tiêu khác của nhà trường, mà là một yếu tố quan trọng cho việc đạt được các mục tiêu đó. Nhà trường nên có những tuyên bố trong sứ mệnh, nhiệm vụ, mục tiêu để nhấn mạnh giáo dục đạo đức và trình bày chúng ở nhiều nơi khác nhau trong trường. Để thực hiện giáo dục đạo đức, người giáo viên cũng cần không ngừng rèn luyện, nâng cao đạo đức cho bản thân. Thử tưởng tượng, một người giáo viên coi nhẹ sự trung thực, vi phạm các nguyên tắc về trung thực, thì thật khó để họ có thể phát triển phẩm chất này cho học sinh.

            Điều quan trọng đối với tiếp cận tiêm truyền là sử dụng chương trình giảng dạy như một nguồn giáo dục đạo đức. Điều này có thể thấy tường minh trong các môn học liên quan đến ngôn ngữ, xã hội và lịch sử. Những câu chuyện truyền miệng, những hình ảnh sống động hay các sự kiện, có chứa đựng những bài học về đạo đức. Các môn học khác như Toán & Khoa học, có thể khó thấy rõ nét những khía cạnh giáo dục đạo đức hơn, nhưng chúng cũng tham gia tích cực vào giáo dục đạo đức, chẳng hạn như dạy học sinh sự cần thiết và quan trọng của phẩm chất Trung thực, các quy luật liên quan đến xã hội và con người, như quy luật được-mất, quy luật lịch sử, quy luật phát triển, hay các quy luật trong dự báo tương lai.

            Một tiếp cận khác trong giáo dục đạo đức là dạy học cách phục vụ người khác. Nhiều trường học có các chương trình học tập phục vụ, tình nguyện, hay phục vụ cộng đồng. Những công việc như vệ sinh lớp học, vệ sinh trường học, tưới cây, chỉnh trang khuôn viên nhà trường cũng được giao cho học sinh để các em có thể phát triển những phẩm chất đạo đức như nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm. Trong cộng đồng lớn hơn như khu vực dân cư, thành phố, … cũng có những hoạt động mà người học có thể tham gia phục vụ, và qua đó phát triển nhân cách.

            Cộng đồng có thể đặt ra các tiêu điểm giáo dục đạo đức trong một thời gian ngắn, chẳng hạn trong vòng một tháng, liên quan đến một phẩm chất đạo đức nào đó. Chẳng hạn, nhà trường có thể đề xuất tháng này các học sinh thu thập và trình bày các câu chuyện thực tế liên quan đến phẩm chất nhân ái, hoặc cộng đồng phát động cuộc thi kể những chuyện trong cộng đồng liên quan đến khẩu hiệu “lòng tốt thật tuyệt”. Tiếp cận này mặc dù chỉ thực hiện trong thời gian ngắn nhưng lại hay được tổ chức, có tính tuyên truyền và khuyến khích người tham gia phát triển nhân cách.

Giáo dục đạo đức cho người trưởng thành & người lớn tuổi

            Ý thức về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức, nên chương trình dạy học trong nhà trường tiểu học dành hẳn một môn học Đạo đức riêng, và lồng ghép giáo dục các phẩm chất thông qua các môn học khác. Học lên các lớp cao hơn thì không có môn học riêng như vậy nữa. Tuy vậy, bởi vì trong mỗi con người thường luôn tồn tại các ý niệm tốt – xấu, thiện – ác và rất khó để ngăn cản hoặc loại bỏ hoàn toàn những ý niệm xấu ra khỏi tư duy của con người, nên việc rèn luyện và giữ gìn đạo đức vẫn cần thực hiện cho người trưởng thành. Thực tế xã hội cho thấy, các hành vi vi phạm đạo đức vẫn hay xảy ra ở người trưởng thành, người lớn tuổi, mức độ từ đơn giản cho tới phức tạp, có nhiều vụ vi phạm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Hơn nữa, có những người có chức vụ cao hoặc có trình độ cao vi phạm những phẩm chất đạo đức căn bản nhất, như là trung thực và nhân ái. Trong quá trình tiếp xúc với xã hội, việc nhìn thấy nhiều hoặc thực hiện những hành vi trái với đạo đức ở mức thấp, lâu dần có thể dẫn đến những vi phạm ở mức cao hơn mà có thể người ta không ý thức được. Do đó, mỗi người trưởng thành nên tự có kế hoạch rèn luyện và phát triển đạo đức lên các mức cao hơn cho bản thân, cũng như làm tấm gương về đạo đức cho những người nhỏ tuổi hơn, cũng chính là thể hiện phẩm chất nhân ái.

Thang mức đánh giá đạo đức

            Thang mức đạo đức hay được sử dụng trong nhà trường đi từ các mức kém, yếu, trung bình đến các mức khá, tốt. Lưu ý rằng trong đánh giá học vấn cũng có các mức như vậy, nhưng mức “tốt” đổi thành “giỏi”, còn có mức cao hơn là “xuất sắc” nhưng không có mức “hoàn hảo”, dù điểm 10 có thể được xem là hoàn hảo. Ngoài ra có thể có thêm mức “trung bình khá”, nằm giữa trung bình và khá. Mỗi một mức đều có những tiêu chí để làm căn cứ xem xét xếp loại. Một học sinh đạt ở mức này trong thời điểm này có thể đạt ở mức khác trong thời điểm khác, mức càng cao thì càng tốt. Do vậy, thông thường người ta đánh giá đạo đức theo từng học kỳ, từng năm học.

            Vậy trên mức tốt thì còn mức nào khác không? Có thể đặt ra các mức như rất tốt, siêu tốt hoặc cực kỳ tốt, tuy nhiên các mức này không chính thống. Nếu một người được công nhận ở mức tốt rồi, thì vẫn nên rèn luyện và phát triển đạo đức lên các mức cao hơn nữa, cao hơn nữa. Và nếu không chú ý, không coi trọng, có thể bị rớt xuống các mức thấp hơn. Và ở mức càng thấp, thì càng dễ làm nên những việc sai trái, vi phạm đạo đức, hại người, hại mình. Bên học vấn, người ta thường nói “bác học không có nghĩa là ngừng học”, hoặc “học, học nữa, học mãi”, thì tương ứng bên đạo đức cũng nên như vậy, cũng cần phát triển hướng lên trên. Trụ trì trong chùa hay cha xứ ở nhà thờ, họ vẫn ngày ngày rèn luyện phát triển đạo đức cho chính bản thân họ.

Giáo dục đạo đức trong văn hóa Á Đông

            Nhìn nhận đạo đức trong văn hóa Á Đông rất ấn tượng, người ta xem đức như một dạng vật chất, thực thể, do đó xuất hiện những cụm từ như “tích đức”, “mất đức”, “thất đức” hay “tổn đức”. Không những thế, các việc tốt, việc làm tích đức còn được khuyến khích thực hiện theo hướng “để dành” đức cho con cháu đời sau. Từ đó xuất hiện góc nhìn lý giải cho thành công hay hạnh phúc của đời sau là có nhờ ông bà hoặc đời trước “tích đức”. Một người đạt thành công nào đó, họ cũng thường cảm ơn đến các bậc sinh thành, ông bà tổ tiên. Ngược lại, chúng ta cũng hay nghe những câu nói, kiểu như “ác giả ác báo”, “đời cha ăn mặn đời con khát nước”.

            Trong tác phẩm “Đệ tử quy” – Phép tắc người con, ngay những câu đầu tiên, người ta đã nhấn mạnh việc “gần người nhân” như là một việc làm rất cần thiết, trên cả việc “học văn”. Gần người nhân đức thì sẽ có cơ hội học hỏi được rất nhiều thứ từ họ, từ suy nghĩ, lời nói cho đến hành vi. Thậm chí, dù chưa học hỏi được gì, chỉ gần họ thôi cũng thường sẽ có cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng. Mặc dù “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”, những người có đạo đức ở mức nào đó thường thích “tầm” những người cùng mức để kết thân, nhưng rõ ràng “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

Tạm kết

            Bởi vì không thấy thì khó mà tin được, không thấy được đức của mình đã được “tích” như thế nào, “tổn” như thế nào, cũng khó để có căn cứ làm động lực, để tự điều chỉnh hành vi của mình. Tuy vậy, những kinh nghiệm được cha ông đúc kết lại là qua một thời gian lâu dài, qua nhiều đời, rất nhiều đời mới có được. Do đó người đời sau là nên tin vào những điều ấy. Đợi cho đến khi thấy được rõ ràng mới tin, thì cũng có thể đã muộn. Khoa học thực chứng phương Tây đã có những bước tiến trong việc phát hiện những diễn biến trong đầu não con người được thể hiện dưới dạng vật chất, ý niệm của người ta là có thể hiện dưới dạng vật chất. Tuy nhiên, do phạm vi nhìn thấy của mắt người, phạm vi nghe được của tai người, hay các giác quan khác, đều là khá nhỏ. Nếu đứng từ một góc nhìn lớn hơn, thì là rất nhỏ, nên cũng khó mà thấy được những vật chất cực nhỏ ấy. Điều may mắn là, những người nhân đức trong xã hội vẫn rất nhiều, những bài học nâng cao đạo đức vẫn còn đó, vẫn có đó. Lời khuyên không có gì mới, đó là mọi người hãy tranh thủ thời gian để đề cao hơn nữa đạo đức của mình.


Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

سایت هتریک بت اپلیکیشن هتریک اپلیکیشن تک بت دانلود اپلیکیشن وان ایکس بت اپلیکیشن بت فوروارد سایت شرط بندی انفجار بدون فیلتر سایت شرط بندی بلک جک سایت شرط بندی پوکر معتبر سایت iranbet365 سایت مگاپاری سایت 22 بت سایت بت مجیک شادمهر عقیلی آدرس سایت وین بت سایت بت کارت سایت منوتوبت سایت بت برو سایت پارس نود سایت دنس بت سایت شرط بندی نازنین همدانی پور گلد بت سایت شرط بندی یک بت دانلود اپلیکیشن شرط بندی فوتبال اپلیکیشن پیش بینی فوتبال بهترین اپلیکیشن شرط بندی اپلیکیشن بازی پوکر دانلود اپلیکیشن بازی انفجار سایت رومابت دیجی بت آدرس تاک تیک بت بدون فیلتر آدرس سایت یک بت بدون فیلتر بتفا بدون فیلتر سایت کنون بت مل بت سایت جم بت سایت شرط بندی معتبر سایت شرط بندی خارجی بازی انفجار دنس بت شرط بندی بلک جک شرط بندی رولت